Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Đời sống tinh thần người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
LA VIE MENTALE DES PERSONNES ÂGÉES AU VIET NAM À PRÉSENT
Hiện nay số người cao tuổi (trên 60 tuổi) ở Việt Nam đã lên đến 10 triệu người, chiếm 11% dân số cả nước. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra những thành quả mới, làm tăng trưởng kinh tế, tăng mức sống của nhiều nhóm dân cư, song nhóm dân cư yếu thế trong xã hội, trong đó có lớp người cao tuổi ít có khả năng thích ứng với cơ chế mới. Tác giả đi sâu vào một số vấn đề tâm lý mà nhiều người cho là quan trọng nhất đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam.

Về hoạt động lao động, nhu cầu lao động: Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 70% những người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, có tới 38% số người trong độ tuổi này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình. Mặc dù những năm gần đây đời sống người về hưu có được cải thiện so với trước nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tính chung cả nước có khoảng 20% người về hưu có mức sống khá trở lên, 60% có mức sống trung bình và 20% mức sống kém. Khó khăn lớn nhất của người về hưu là thu nhập thấp, sức khỏe kém và gánh nặng gia đình rất lớn đối với họ, hầu hết những người cao tuổi còn sức khỏe đều có nhu cầu lao động.

Về sức khỏe, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Trong những năm qua với sự phát triển kinh tế, xã hội, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tuổi thọ người cao tuổi được nâng cao, tình trạng sức khỏe người cao tuổi Việt Nam được cải thiện rõ rệt, nhưng thực tế còn chưa đạt yêu cầu. Có đến 50% số người cao tuổi được hỏi nguyện vọng được hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật; nguyện vọng được quan tâm nhiều hơn đến tinh thần là 65%; được tạo điều kiện khám chữa bệnh thường xuyên là 30,71%.

Về quan hệ xã hội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng: Hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xã còn rất nghèo nàn. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình đô thị hóa đang làm nới lỏng dần các mối liên hệ có tính truyền thống giữa gia đình, họ hàng, làng xómlàm xuất hiện những mâu thuẫn mới trong đời sống xã hội tác động xấu đến đời sống tâm lý của lớp người cao tuổi. Dựa vào kết quả nghiên cứu về thực trạng trên, tác giả có một số kiến nghị về người cao tuổi trong các lĩnh vực lao động, y tê, trách nhiệm của gia đình và trách nhiệm của Nhà nước đối với người cao tuổi.

À présent, les personnes âgées (à partir de 60 ans) au Viet Nam comptent environ 10 millions, soit 11% de la population. La transition d"une économie étatique à celle de marché a connu de grands exploits tels qu"une croissance rapide de l"économie, une amélioration du niveau de vie de nombreux groupes d"habitation. Mais dans la société existent un grand nombre de personnes défavorisées dont une grande partie de la troisième génération inapte aux nouveaux mécanismes de fonctionnement. L"auteur de cette intervention met l"accent sur certains aspects psychologiques des personnes âgées au Viet Nam auxquels beaucoup de collègues s"intéressent à présent.

En termes d"activités ou de boisoins en activités, une grande quantité d"enquêtes montrent bien que 70% des personnes âgées dans la tranche d"âge de 60 ans à 69 ans doivent continuer à travailler pour gagner leur pain et 38% de ces effectifs tiennent le rôle principal économiquement dans leur foyer. Malgré une nette amélioration de la retraite, leur vie se confronte toujours à de multiples difficultés. En général, 20% des retraités mènent une vie aisée, 60% une vie moyenne et 20% une vie difficile. La difficulté la plus importante au détriment des retraités relève d"un très faible revenu, d"une maivaise santé et d"une grande charge familiale: la plupart des personnes âgées expriment leur besoin de retour à la vie active.

En matière de santé, dans les dernières années, avec le développement socio-économique et avec la mise en œuvre de grandes politiques du PCV et de l"État, l"espérance de vie des personnes âgées est nettement amélirée, mais n"en arrive pas à ce qui était souhaité. 50% des personnes interrogées expriment leurs besoins de se faire soigner, 65% de cet effectif souhaitent avoir une vie culturelle plus élevée et 30,71% de ces personnes désirent se voir guérrir.

Quant aux relations sociales et aux besoins de respect ou d"attention, les activités sociales des personnes âgées se limitent au cadre de la famille et/ou du lignage. Les activités inscrites dans un échelon plus élevé comme celui d"une communauté restent limitées en quantité et de qualité. Le développement d"une économie de marché accompagnée par l"urbanisation forte déchaîne progressivement des relations traditionnelles à l"intérieur des familles, du lignage et des villageois..., causant ainsi de nouveaux conflits dans la société et exerçant des de mauvais effets sur la vie psychologique des personnes âgées. Reposant sur les résultats d"étude de ce sujet, l"auteur fait quelques propositions à l"État à l"intention des soins et activités des personnes âgées.

 TS. Hoàng Mộc Lan
Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   |